Một số hình ảnh liên quan đến tour Bà Nà
Chùa Linh Ứng Bà Nà
Cáp treo Bà Nà
Khu vui chơi Bà Nà
Toàn Cảnh Bà Nà
Thời gian di du lich Da Nang 08h00 : Xe và hướng dẫn đón khách tại điểm hẹn, khởi hành đi tham quan khu du lịch hè Bà Nà - Núi Chúa, mệnh danh là Đà Lạt/ Sa Pa thứ 2 tại miền Trung, với khí hậu tuyệt vời được ví như mùa Xuân của nước Pháp09h00 : Quý khách thưởng ngoạn khung cảnh Bà Nà trên cao bằng hệ thống cáp treo hiện đại nhất Đông Nam Á.Tham quan Suối Nai, Tóc Tiên 9 Tầng, Đỉnh Nghinh Phong, Lầu Vọng Nguyệt, cầu treo Bà Nà và chinh phục đỉnh núi Chúa ở độ cao 1.487m so với mực nước biển,thưởng ngoạn quang cảnh núi rừng Bà Nà và toàn cảnh Quảng Nam - Đà Nẵng trên cao.Tham quan Bà Nà Bynight với khu chuồng ngựa,hầm rượu cũ của Pháp, vườn Tịnh Tâm, Chùa Linh Ứng, Thích Ca Phật Đài Tham gia các trò chơi tại FANTASY PARK. 11h30 : Rời Bà Nà trên hệ thống cáp treo. 12h30 : Ăn trưa tại nhà hàng, nghỉ ngơi tự do 14h00 : Chào thân ái tiễn khách. Kết thúc chương trình. Dịch vụ bao gồm - Xe du lịch - Hướng dẩn viên - Ăn theo chương trình - Vé tham quan công viên FANTASY - Vé cáp treo Bà Nà - Phí tham quan chương trình - Nước suối - Khăn lạnh - Bảo hiếm du lịch Không bao gồm - Thuế VAT - Các chi phí cá nhân. - Các chi phí không nếu trong chương trình GHI CHÚ
>> Tham quan tour du lich Ca Mau
|
Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015
Tour du lịch Bà Nà
Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015
Gợi ý quán ăn ngon tại Đà Nẵng
Quán ăn ngon tại Đà Nẵng có rất nhiều. Hôm nay Nhóm Phượt sẽ tổng hợp lại những quán ăn, nhà hàng ngon tại Đà Nẵng để giúp các bạn có những thông tin khi đi du lịch Đà Nẵng. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích cho các bạn:
I. Món ăn vặt và vỉa hè
1. Quán Dì Hoa:
Địa chỉ quán: 62/2A Núi Thành, Đà Nẵng
Kiểu thức ăn: Các món ăn vặt như bánh tráng kẹp, gỏi gan rim, mực rim, xoài dầm, và 1 số thức uống khác như đá me, nước cóc ...
Mức giá: Từ 10,000VND trở lên
- Tham khảo tour du lich Ca Mau
- Ngoài ra bạn có thể xem thêm các điểm du lich hè năm nay.
2. Nem chua rán:
Địa chỉ quán: 353 Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng
Kiểu thức ăn: Món ăn vặt và vỉa hè Mức giá: 20,000VND – 100,000VND
3. Xoa xoa hạt lựu và chè thạch sữa:
Địa chỉ quán: 187 Hải Phòng, Đà Nẵng
Kiểu thức ăn: Món ăn vặt và vỉa hè, Chè, kem Mức giá: 20,000VND – 100,000VND
4. Bánh canh vs chả trộn dì Huê:
Địa chỉ quán: K75/15 Hùng Vương (hẻm gần hiệu may Minh Tâm góc ngã tư hùng vương/phan châu trinh)
Kiểu thức ăn: Bún, mì, phở, miến, Món ăn vặt và vỉa hè
Mức giá: 20,000VND – 100,000VND
5. Bánh khoai nướng chợ Cồn:
Địa chỉ quán: Chợ Cồn
Kiểu thức ăn: Món ăn vặt và vỉa hè, Các loại bánh
Mức giá: Dưới 20,000VND
6. Quán ốc Thanh:
Địa chỉ quán: 30-32 Hoàng Hoa Thám (Ngay ngã tư Lê Duẩn - Hoàng Hoa Thám)
Kiểu thức ăn: Ốc bưu trộn(c bưu trộn rau sống mắm nêm ), ốc hút, ốc len, ốc bưu, mít trộn; bữa nay quán nằm phía ngoài quán trà sữa Popping, quán kết hợp với quán trà sữa để thực khách đến đây có thể vừa ăn ốc vừa uống trà sữa;
Mức giá: 20,000VND - 40,000VND
II. Các món dân tộc
1. Mỳ Quảng:
Quán Bà Vị số 155 Trưng Nữ Vương
2. Bánh xèo + bún thịt nướng:
Quán Bà Dưỡng ở Kiệt số 11 Hoàng Diệu
3. Bánh tráng cuốn thịt:
- Quán Mậu số 35 Đỗ Thúc Tỉnh – quán này được rất nhiều dân địa phương ăn;
- Hoặc quán Trần (có nhiều món khác như mỳ, bánh bèo) ở số 300 Hải Phòng hoặc số 4 Lê Duẩn – quán này khách du lịch hay ăn.
4. Cháo:
- Quán cháo bà Hường số 4 Hoàng Diệu, ở đây còn bán chả bò đặc sản Đà Nẵng ( giống giò bò nhưng vị hơi ngọt hơn, thơm mùi tiêu).
5. Cơm Ngon:
Địa chỉ: Quán 3 Cá Bống 112 Nguyễn Tri Phương
Kiểu thức ăn: cơm niêu cá bống Sông Trà kho tộ, ngoài ra còn bán mắm tôm chua ngon hơn cả của Huế.
III. Món Trung Quốc:
- Nhà hàng Phì Lũ nằm trên đường Nguyễn Crí Thanh – các món canh đậu hũ, cơm hành, cơm gà…
- Quán ăn Chợ Lớn số 257 Ông Ích Khiêm, là quán ăn chuyên các món Trung Hoa. Quán này chuyên về Vịt quay, ít béo và ướp gia vị khá thấm, ăn vừa miệng. Cơm thố gà hoặc cơm thố bò ở đây cũng rất ngon...
IV. Các món Hải sản
Đà Nẵng nổi danh bởi nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, bên cạnh đó, các món hải sản phong phú, tươi ngon cũng là "điểm cộng" cực hút khách.
Nếu đã xác định ăn Hải Sản thì bạn nhớ đến quán Bà Thôi – nằm trên đường Lê Đình Dương nhớ ăn cua rang me sốt ngon thôi rồi, mực tươi nướng.
Món tôm nướng
Các quán hải sản dọc bãi biển Mỹ Khê không gian đẹp, tuy nhiên giá thành hơi cao hơn một chút, cuối đường Lê Đình Dương có khá nhiều quán lẩu khác, hải sản bình dân, cứ làm ít mực tươi hấp, ngao hoa nướng mỡ hành và tổng kết bằng món Lẩu cá Cu.
Ngoài ra còn quán Thơ Ý – nằm ở cuối đường Sơn Trà Điện Ngọc, ngay sát bãi biển. Quán này ăn ngon – bổ – rẻ lại phục vụ nhiệt tình và chu đáo. Các bạn có thể tham khảo các món như nghêu nướng mỡ hành, hàu nướng, mực chiên giòn… và điều quan trọng là giá vô cùng “hạt dẻ” nhé :D.
Món hàu nướng mỡ hành tại quán Thơ Ý. Ảnh: Phúc Hiếu
V. Ăn sáng ngon với chỉ giá 20.000 VNĐ
Bún Chả cá: ngon và có tiếng nhất thì phải kể đển bún cá trên đường Nguyễn Chí Thanh với giá khoảng 20k/bát.
Bún chả cá gia truyền nổi tiếng Đà Nẵng
Mì Quảng: Ngon và nổi tiếng nằm trên đường Đống Đa cũng với mức giá chỉ 20k/bát.
Bánh canh: Làm từ bột gạo, cán tấm…sau đó cắt thành từng sợi chan với nước cốt xương, cá và 1 số nguyên liệu khác. Giá từ 10k đến 20k.
Bún mắm: Được bán nhiều ở đường Nguyễn Thị Minh Khai với giá trung bình từ 20.000 đồng/bát.
Bún mắm Đà Nẵng
Bánh mỳ: Bất cứ chỗ nào vào buổi sáng tại Đà Nẵng bạn cũng sẽ bắt gặp. Giá từ 5k – 15k/cái.
Bò né: Bán tại cuối đường Nguyễn Thị Minh Khai. Một suất có giá từ 38k đến 45k/bát. bò né đà nẵng, món bo ne da nang
VI. Trà & Cafe
Quán Trà - Cafe Kim Long số 156 Nguyễn Tri Phương - Đà Nẵng
Cafe gặp gỡ bạn bè thì các bạn có thể đến Le Paris số 36 Trần Phú nhé, với không gian quán đẹp, bước vào bạn sẽ thật ấn tượng với mùi gỗ thơm nồng cùng với mùi hương lavender nhẹ nhàng... Ngoài ra còn có quán trà - cafe Kim Long, tọa lạc tại số 156 Nguyễn Tri Phương– không gian đẹp, đồ uống giá hợp lý, có chỗ cho các con chạy nhảy và đặc biệt là có hồ cá Koi đầy màu sắc, nhìn thích mắt.
VII. Quà bánh mua về làm quà
Một số món đặc sản địa phương mà bạn có thể mua về làm quà cho người thân, bạn bè như:
- Bánh khô mè bà Liễu- bánh vừng giòn thơm. Góc Hùng Vương, Ngô Gia Tự, Cẩm Lệ – Ông Ích khiêm; bánh nổ, bánh lăn…
- Quầy thực phẩm Bé ti – Quầy 135 – Chợ Hàn Đà Nẵng: Chỉ cần gọi tới số 0511 837262 là được mang tận nơi , mình ra mua trả tiền rồi chủ hàng mang đến tận khách sạn cho mình
- Quầy mắm Chị Bé (Nhựt Hoàng): Quầy H34/6 K266, số điện thoại 0511582182 rất nhiều loại mắm ngon và cũng mang đến tận nơi luôn.
- Quầy Dì nuôi (136 Chợ Hàn – Sđt: 05113812417) – hoặc gọi số 01688919295 để mua đồ hải sản khô, cá, mực, bò, nai khô ăn liền ngon, đóng đồ cẩn thận, bán hàng thật thà, không “ship” hàng.
- Tré Bà Đệ – đặc sản Đà Nẵng tại 81 Hải Phòng.
Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ với những trải nghiệm mới mẻ và thưởng thức được nhiều món ăn ngon.
Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015
Đầm Chuồn nơi bình yên
Là một phần trong hệ thống phá Tam Giang, đầm Chuồn hay còn gọi đầm Cầu Hai là điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi tới cố đô Huế và đi du lịch Đà Nẵng.
Nằm cách thành phố chừng 12 km do vậy để tới được đây, bạn chỉ cần đi theo quốc lộ 49 sau đó rẽ về hướng An Truyền, huyện Phú Vang. Thời gian thích hợp để tới đây là từ tháng 4 đến hết tháng 7 âm lịch hằng năm.
Người dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới. Một buổi làm việc sẽ bắt đầu từ 18h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Vào những sớm bình minh, khi người dân trở về sau một đêm dài chăm chỉ làm việc, không khí ở đây lại trở nên tấp nập hơn hẳn.
Đầm Chuồn có năm loại cá nổi tiếng là cá ong, cá dìa, cá mú, cá nâu và cá kình. Những loại cá này có phần thịt dai, thơm và mềm ngọt hấp dẫn.
- Xem tour du lich Ca Mau
- Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo các điểm du lịch hè 2015
Sau khi phân loại và lựa chọn cẩn thận, cua, cá... sẽ được mang ra chợ hoặc bán tại chỗ. Mỗi một kg cá kình mua tại đầm được bán 100.000 đồng và một ký tôm lớn có giá 150.000 đồng.
Một số gia đình còn cất chòi canh và ngủ đêm tại đây để trông chừng các đìa tôm, cá không bị mất trộm.
Giống nhiều làng chài khác, ngoài là phương tiện đánh bắt, những chiếc thuyền còn là nơi cư ngụ của nhiều hộ gia đình. Cuộc sống của họ gắn chặt với những con thuyền, quanh năm lênh đênh trên mặt nước.
Bình minh là thời điểm hấp dẫn nhất ở đây. Hình ảnh những chiếc thuyền trở về trong ánh mặt trời ngày mới đã tạo cảm hứng cho nhiều tay máy. Tiếng khua của mái chèo cùng tiếng cười nói khuấy động bầu không khí vốn tĩnh lặng của sáng sớm khiến đầm Chuồn trở nên quyến rũ hơn hết.
Tới đầm Chuồn bạn còn được thưởng thức nhiều đặc sản ngon nổi tiếng mà một trong số đó là bánh khoái cá kình.
Nét hồn nhiên của trẻ nhỏ đầm Chuồn.
Hãy tìm đến đầm Chuồn, trong hệ thống phá Tam Giang, nơi có một vẻ đẹp mê đắm!
Ai Cập ngừng cấp thị thực tại sân bay cho khách lẻ
Giới chức Ai Cập cho biết sẽ ngừng cấp thị thực (visa) tại sân bay với các trường hợp khách du lịch đi lẻ từ ngày 15-5 tới.
Một người đang ngắm nhìn mô hình thủ đô mới của Ai Cập - Ảnh: Reuters
Theo AFP, quyết định mới nhằm tăng cường an ninh biên giới, nhưng cũng khiến giới chức Ai Cập băn khoăn về ảnh hưởng của nó tới doanh thu của ngành du lịch nước này.
- Du lịch hè 2015
- Tham khảo tour du lich Ca Mau
Trong nhiều năm nay, khách du lịch từ các nước châu Âu, Mỹ và các quốc gia vùng Vịnh khi tới sân bay Ai Cập, họ chỉ cần xuất trình hộ chiếu, thanh toán một khoản phí và sau đó đóng dấu vào giấy tờ và nhận visa cấp tại sân bay.
Tuy nhiên kể từ ngày 15-5 tới đây, nếu với các đoàn khách đi theo tour của các công ty lữ hành, thủ tục này không có gì thay đổi, thì với các khách du lịch đi lẻ, họ sẽ phải đăng ký tại cơ quan lãnh sự nước họ tại Ai Cập.
Ai Cập đang nỗ lực thu hút khách du lịch trở lại với quốc gia này sau gần 4 năm bất ổn chính trị. Ngành du lịch từng chiếm tới 11% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tạo công ăn việc làm cho khoảng 4 triệu người dân nước này.
Năm 2014 chỉ có khoảng 10 triệu khách du lịch tới Ai Cập, giảm đáng kể so với gần 15 triệu du khách năm 2010.
Theo phát ngôn viên Bộ du lịch Ai Cập, bà Rasha al-Azayzi, có khoảng 5-7% khách đi du lịch một mình. Bà Rasha al-Azayzi cho rằng, quy định này chắc chắn được ban hành vì lý do an ninh, nhưng với một quốc gia đang muốn hấp dẫn thêm nhiều du khách, có thể nó sẽ gây tác động tiêu cực.
Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015
Lễ hội đình làng Túy Loan
Thời gian diễn ra lễ hội : 9 và 10 tháng 01 năm 2014 âm lịch
Địa Điểm : xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Mục đích/ đối tương : Vợ chồng, gia đình, ngắm cảnh, vui chơi giải trí, văn hóa lễ hội.....
Đây là một trong những lễ hội lớn của thành phố Đà Nẵng, thu hút đông đảo nhân dân địa phương và khách thập phương về trẩy hội.
Sau Tết Nguyên đán, nhiều lễ hội văn hóa trên địa bàn TP Đà Nẵng bắt đầu khai hội đầu Xuân. Trong hai ngày mồng 9, 10 tháng Giêng, đình làng Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang chính thức khai hội.
Ảnh sưu tầm
Trước giờ khai hội
Làng cổ Túy Loan có 542 tuổi, do các vị tiền hiền thời vua Lê Thánh Tôn nhận chiếu chỉ đi mở mang bờ cõi phương Nam. Đình làng được xây dựng vào năm Thành Thái thứ nhất (1889), hiện còn lưu giữ nhiều sắc phong của triều Nguyễn và được công nhận là Di tích cấp quốc gia.
Đình Túy Loan nằm vị trí thuận lợi, có cây đa, bến nước, sân đình, không bị ảnh hưởng quá trình đô thị hóa, nên lễ hội đình làng luôn mang sắc thái riêng mà ít nơi nào có được.
Phần lễ gồm Lễ rước sắc phong, nhạc lễ dâng hương tế Đình giúp con cháu tưởng nhớ 5 vị tiền hiền Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê.
- Những điểm đến lý tưởng du lịch hè 2015
- Tham quan tour du lich Ca Mau
Ảnh sưu tầm
Các vị cao niên lo phần lễ tại đình làng. Ảnh sưu tầm
Nghi lễ rước sắc phong. Ảnh sưu tầm
Người dân trong làng nô nức tham gia lễ hội
Sau nghi thức rước Sắc phong là các hoạt động văn hóa-văn nghệ cùng với nhiều trò chơi dân gian như: Kéo co, đẩy gậy,
Phần hội với nhiều trò chơi dân gian vui nhộn như kéo co, đẩy gậy, vật tay, leo cây chuối, đập niêu, bịt mắt bắt vịt diễn ra ngay trước sân đình.
Ảnh sưu tầm
Nghề làm bánh tráng vốn từ lâu đã góp phần làm nổi tiếng làng Túy Loan nên trong phần hội không thể thiếu cuộc thi nướng bánh tráng. Các thôn Đông, Tây thường cử ra những phụ nữ khéo tay nhất tham gia cuộc thi này, góp phần tôn vinh một nghề truyền thống lâu đời của làng.
Các sản phẩm truyền thống của làng được giới thiệu tại lễ hội khi đi du lịch Đà Nẵng
Lễ hôi luôn thu hút đông đảo người tham gia. Ảnh sưu tầm
Con sông Túy Loan bao quanh làng cũng trở nên sôi động với cuộc đua ghe truyền thống. Trên bờ, dân làng và khách thập phương nhiệt tình và vô tư cổ vũ cho tất cả các đội ghe trong tiếng trống thúc giục lòng người. Chiến thắng của bất cứ đội ghe nào cũng đều mang lại một năm mới thịnh vượng cho làng...
Suối Mơ Đà Nẵng - Đẹp tựa giấc mơ
Từ ngã tư Ái Nghĩa rẽ theo nhánh tây quốc lộ 14B khoảng 12km là bạn đã đến với khu du lịch Suối Mơ thuộc thôn An Định, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những điểm du lịch hè khá thú vị của huyện Đại Lộc.
Con suối bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đại ngàn chảy vào sông Vu Gia được người dân địa phương đặt tên là An Định. Qua thời gian, con suối có vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ này được nhiều người đến tham quan, khám phá và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hoang sơ mà huyền ảo của những ngọn suối, những hồ nước nên đặt cho con suối cái tên đúng với vẻ đẹp của nó: Suối Mơ.
Dòng suối róc rách chảy dưới chân núi Bà Nà
Con đường dẫn vào Suối Mơ không quá gồ ghề. Chỉ cần vượt qua một con đường mòn nho nhỏ là bạn có thể nghe tiếng chào mừng du khách của thiên nhiên nơi đây: tiếng suối róc rách, tiếng chim muông ca hát líu lo... Suối Mơ không có những viên đá màu sắc sặc sỡ với những hình thù khác nhau mà chỉ là những tảng đá, những hòn đá xù xì, thô kệch sẫm màu thời gian.
Đường vào Suối Mơ trải đầy những hòn đá cuội nhỏ nhắn vừa đủ để cho bàn chân của bạn tựa băng qua suối. Và những mảng đá to nằm cheo leo nơi sườn núi, nghiêng mình bên những thác nước là nơi thú vị cho bạn dừng chân nghỉ ngơi. Đi một đoạn nữa bạn sẽ gặp những dòng nước nhỏ len lỏi qua các vách đá, những mỏm đá.
Vượt qua đoạn suối trước mắt bạn là con đường món đất đá trải dài trên các triền đồi. Đây là con đường mòn dẫn bạn vào sâu bên trong Suối Mơ.
Dòng nước trong xanh mát lạnh
Vào Suối Mơ, khung cảnh hiện ra trước mắt bạn là thác gieo xõa mái tóc trắng xóa ngày đêm tuôn trào những dòng nước trong xanh và mát lạnh. Thác Gieo sừng sững giữa mênh mang núi rừng. Những bọt nước trắng xóa tung đều va vào đá tạo nên những giai điệu khác nhau cho một trường ca giữa rừng xanh. Dòng nước từ trên cao dốc thẳng xuống lòng hồ thăm thẳm.
Có thấy được khung cảnh đó bạn mới hiểu được vì sao mà khi đến đây nhiều người mê mẩn và đặt tên nơi đây là Suối Mơ.
Những ngày nắng ngâm mình trong lòng hồ tận hưởng cảm giác sảng khoái xua tan cảm giác mệt nhọc, cái nắng oi bức của miền Trung. Còn gì thú vị hơn khi ngâm mình trong dòng nước mát, được thả lỏng cơ thể nghe từng dòng nước luồn qua người và đứng dưới thác nước để cho từng đọt nước chảy xuống người nghe thấm vào từng thớ thịt và cùng bạn bè đùa giỡn trong làn nước mát...
Điểm đặc biệt nhất ở Suối Mơ là sự hòa hợp giữa suối và các vách núi. Để vào sâu hơn Suối Mơ bạn buộc phải bám theo các triền núi, qua những ngọn đồi nho nhỏ. Và phải vượt qua những tảng đá lớn mà nếu không khéo léo bạn sẽ rất dễ bị trượt.
Men theo con đường mòn nằm cheo leo trên sườn đồi khoảng 100m bạn sẽ nghe rõ hơn tiếng suối chảy từ trong rừng sâu và gặp một hồ nước lớn hơn, quyến rũ hơn. Tại đây bạn cũng có thể bắt gặp những hang động nhỏ được tạo ra từ những khe đá vỡ hoặc từ những khe hở của các mảng đá lớn nằm kề bên nhau.
Suối Mơ không có những ngôi nhà tranh tre nứa để bạn nghỉ chân. Nhưng bù lại, Suối Mơ với những tảng đá lớn nhỏ khác nhau làm tăng thêm vẻ hoang sơ và dung dị.
Thật thú vị khi cùng bạn bè ngồi vắt vẻo trên những tảng đá lớn dưới tán cây rừng trò chuyện hay thưởng thức một vài món ăn nhẹ và nghe những âm thanh thuần khiết nhất của thiên nhiên: tiếng suối róc rách, tiếng thác rầm rì, tiếng gió lao xao và tiếng chim muông thánh thót..
Khi đi cáp treo lên Bà Nà bạn có thể thấy dòng suối bên dưới.
Lần theo những tảng đá lớn, vào sâu bên trong bạn mới khám phá được vẻ đẹp tự nhiên của Suối Mơ. Một quần thể những đoạn suối nhỏ hiện ra trước mắt bạn với những hình dáng khác nhau. Những con nước cong mình luồn qua những khe đá tạo nên bọt nước trắng xóa. Hai bên bờ những triền núi bạt ngàn màu xanh với dây leo chằng chịt... Thi thoảng bạn sẽ bắt gặp những loài hoa dại vươn mình khoe sắc, tạo nên điểm nhấn giữa một màu xanh.
Đến với Suối Mơ bạn còn có dịp ghé thăm những điểm du lịch đầy tiềm năng khác của huyện Đại Lộc - một vùng trung du bán sơn địa còn khá nghèo nàn. Từ điểm đi du lịch Đà Nẵng suối Mơ chạy qua Cầu Mới là bạn có thể về với Suối Lim, ngược về Đại Chánh bạn có thể ghé thăm đập Khe Tân..
Tiếng suối chảy rì rào từ trên thác xuống mặt nước tạo bọt trắng xoá mang lại cho du khách cảm giác dễ chịu,hoà mình với thiên nhiên, với núi rừng Đại Lộc.
Đẹp lắm Hội An ơi!
Tôi đến phố cổ Hội An khi trời đã tắt nắng. Mặc dù biết mình rất bất lịch sự, nhưng tôi không thể ngừng hét lên sung sướng vì quá ưng vẻ đẹp của mảnh đất này.
Tôi từng được nghe kể rất nhiều về vẻ cổ kính, trầm mặc của Hội An. Được biết rất nhiều thông tin rằng Hội An là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất trên bản đồ du lịch hè Việt Nam. Nhưng cho tới khi “mục sở thị”, quả thực tôi vẫn thực sự sửng sốt vì Hội An đẹp hơn rất nhiều so với tưởng tượng.
Cầu An Hội rực rỡ đèn lồng
Hành trình khám phá Hội An của tôi bắt đầu từ 7 giờ tối. Người bạn là dân Hội An chính gốc đã “khuyến cáo” tôi chỉ có khoảng 3 giờ đồng hồ để lang thang ngắm phố cổ, mua sắm và thưởng thức những món ngon nổi tiếng nơi đây. Bởi quán xá ở Hội An thường đóng cửa khá sớm.
Âm nhạc truyền thống bài chòi rất có sức hút với khách đi du lịch Đà Nẵng
Ấn tượng đẹp đẽ đầu tiên của tôi về Hội An là vẻ lung linh của cầu An Hội dưới ánh đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đủ màu sắc làm không chỉ làm cho cây cầu thêm duyên dáng, khiến con sông Hoài thêm chất thơ, mà còn khơi gợi được cảm xúc rất sâu lắng trong lòng du khách.
Phố bên sông Hoài
Nếu như đèn lồng được ví như “đặc sản” Hội An thì những chiếc đèn hoa đăng chính là “món gia vị” không thể thiếu trong “bữa tiệc” ánh sáng lung linh của đêm phố Hội. Đèn hoa đăng được bán rong rải rác khắp hai bờ sông Hoài với giá chỉ khoảng 10.000 đồng/3chiếc.
Người Hội An nói rằng, một chiếc đèn hoa đăng thả xuống dòng sông sẽ xóa đi một muộn phiền và biến một điều ước của bạn thành hiện thực. Dẫu không phải là người mê tín, nhưng tôi cũng không thể từ chối được thú vui “rất Hội An” này.
- Theo dõi tin tức, kinh nghiệm Tour du lich Ca Mau hấp đẫn nhất.
Những cậu bé…
… cô bé bán đèn hoa đăng bên sông Hoài
Nằm ngay bên bờ sông Hoài, đường Bạch Đằng chứa đựng rất nhiều nét văn hóa đặc trưng của Hội An. Dãy quán cóc san sát nhau trên con đường này chính là nơi cực kỳ lý tưởng để bạn thưởng thức hàng loạt món ẩm thực Hội An nổi tiếng như cao lầu, mì quảng, cơm gà, bánh bao, bánh vạc và đủ loại chè…
Sau khi no bụng, bạn lại có thể đi tìm những phút giây thư giãn tinh thần tại sân khấu hát bài chòi. Có thể thấy rằng hát bài chòi đã đem lại không khí sôi nổi giúp khu phố cổ thêm phần sinh động mà vẫn không làm mất đi vẻ đẹp yên bình vốn có.
Cách cầu An Hội chỉ vài bước chân là chùa Cầu. Ngôi chùa nổi tiếng này có thiết kế khá đặc biệt bởi nó chính là cây cầu nối hai bờ một khe nước chảy xuyên qua lòng phố cổ. Bên cạnh đó, mái ngói âm dương huyền bí của chùa Cầu vẫn được biết đến như một biểu tượng của Hội An trong nhiều thế kỷ qua.
Chùa Cầu phố Hội
Ngoài đường Bạch Đằng, phố cổ Hội An còn ba con đường chính: Lê Lợi, Trần Phú, Nguyễn Thái Học. Thả bộ chầm chậm trên những con phố nhỏ uốn lượn mềm mại, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ trầm mặc, bạn sẽ cảm thấy như mình đang lạc vào một không gian rất lạ: vừa hiện đại, vừa xa xưa.
Trên đường Trần Phú và Nguyễn Thái Học, bạn sẽ tìm mua được rất nhiều món đồ lưu niệm đúng chất Hội An như quạt lụa, đèn lồng, đặt may cấp tốc những bộ đầm, bộ vest hay ghé thăm galaxy trưng bày ảnh, tranh đặc sắc về Hội An.
Những quán cà phê được trang trí bằng đèn lồng lung linh, huyền ảo
Bởi Hội An là một mảnh đất “sống” nhờ du lịch nên người dân nơi đây tỏ ra rất có kinh nghiệm trong cách cư xử với du khách thập phương. Đa phần các cửa hàng ở Hội An đều đón khách lịch sự và gần gũi.
Bạn có thể ướm thử, hỏi giá, mặc cả thoải mái và cuối cùng quyết định không mua, nhưng người bán hàng vẫn luôn tiễn bạn bằng nụ cười rất thân thiện.
Những ngôi nhà cổ cũng là điểm tham quan không nên bỏ qua. Bạn sẽ được chủ nhà mời vào dùng trà và kể cho bạn nghe những câu chuyện về tuổi thọ cả trăm năm của ngôi nhà.
Có một điều khá thú vị là thay vì việc bán vé tham quan, chủ nhà sẽ đề nghị bạn tùy tâm đóng góp tiền vào một chiếc thùng để hỗ trợ họ bảo tồn và tu sửa những chứng nhân lịch sử này.
Những con đường đẹp mộc mạc, bình yên
Quả đúng như lời người bạn tôi đã nói, quán xá Hội An đóng cửa rất sớm. Khi đồng hồ điểm 10 giờ đêm, rất nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách Tây vẫn còn lang thang trên đường thì quán xã đã đóng cửa gần hết.
Dẫu đang trên đà phát triển du lịch nhưng dường như Hội An vẫn giữ được sự chừng mực của một nền văn hóa truyền thống phương Đông, để không bị những loại hình dịch vụ hút khách làm nhộn nhạo, xô bồ.
Ai đó đã nói rằng Hội An giống như một thiếu nữ tuổi đôi mươi dịu dàng, êm ái rất dễ làm say lòng người. Nhưng “cô gái đẹp” này luôn giữ trong mình những quy tắc nề nếp, gia giáo nên sẽ "về nhà trước giờ giới nghiêm".
Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn năm 2015
Lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn năm 2015 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 5 đến 7-4 (nhằm ngày 17, 18 và 19-2 Âm lịch) tại chùa Quán Thế Âm (đường Sư Vạn Hạnh, P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) với nhiều hoạt động phong phú hấp dẫn, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu chiêm ngưỡng lễ bái của đồng bào theo đạo Phật và tham quan đi du lịch Đà Nẵng, thưởng thức của khách thập phương. Vượt ra ngoài ý nghĩa tôn giáo, Lễ hội Quán Thế Âm ngày nay là dịp để mọi người, mọi giới chan hòa trong không khí hội hè, soi mình vào lịch sử, văn hóa, truyền thống dân tộc để ngày một sống đẹp hơn...
Thượng tọa Thích Huệ Vinh – Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Q. Ngũ Hành Sơn, Trú trì chùa Quán Thế Âm, Phó BTC Lễ hội Quán Thế Âm 2015 cho biết: Lễ hội Quán Thế Âm ngày càng được quan tâm đầu tư tổ chức quy mô hơn, với nhiều hoạt động phong phú sôi nổi, trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Cùng với các nghi lễ mang đậm màu sắc Phật giáo, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sẽ được tổ chức trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Chính vì thế, lễ hội Quán Thế Âm tuy mang màu sắc tôn giáo nhưng lại mang ý nghĩa phục hồi và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc...
Đến với Lễ hội Quán Thế Âm, du khách còn có dịp thưởng ngoạn thắng cảnh chùa Linh Ứng, nơi đã từng lưu dấu chân xưa của Vua Minh Mạng, thăm động Huyền Không, động Âm phủ, lên cổng trời và được nghe kể về truyền thuyết Rồng vàng ấp năm trứng để ngày nay lưu dấu 5 ngọn núi Ngũ hành Kim sơn, Mộc sơn, Thủy sơn, Hỏa sơn và ngọn Thổ sơn soi mình bên dòng sông Cổ Cò. Lễ hội còn là dịp để mọi người tìm hiểu truyền thuyết hình thành Ngũ Hành Sơn, Phật tích Quán Thế Âm và lịch sử Thạch nghệ Tổ sư làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước.
- Xem điểm du lịch hè năm nay.
- Tour du lich Ca Mau hấp đẫn.
Và trên hết là dịp để mọi người, mọi giới cùng hành hương về cội nguồn, nguyện cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, hỷ xả, hướng thiện, gắn Đạo pháp với Dân tộc, Dân tộc với Đạo pháp... Ông Lê Hoàng Đức–Chủ tịch UBND Q. Ngũ Hành Sơn, Trưởng BTC Lễ hội Quán Thế Âm 2015 cho biết: Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân trong thành phố mà là dịp để du khách trong nước và quốc tế trải nghiệm và tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm nét lịch sử-văn hóa Phật giáo.
Đồng thời chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất Đà Nẵng, đó là danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước-một di sản văn hóa vật thể của dân tộc đang được gìn giữ, lưu truyền và ngày càng phát triển. Đây là những minh chứng sống động, là niềm tự hào của một vùng đất lịch sử - văn hóa của thành phố Đà Nẵng. Lễ hội Quán Thế Âm không chỉ góp phần làm cho hình ảnh Khu Du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đến với đông đảo du khách trong cả nước mà còn vươn xa đến với bè bạn khắp năm châu để quảng bá, mời gọi du khách đến với Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng ngày càng đông hơn. Và qua Lễ hội này, du khách không chỉ biết đến một Đà Nẵng trẻ trung, năng động mà còn biết đến một Đà Nẵng nhân văn và giàu lòng mến khách.
Lễ hội Quán Thế Âm hằng năm thu hút hàng chục ngàn người tham quan, chiêm bái.
Với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn diễn ra tại lễ hội như: triển lãm tranh, ảnh về du lịch và thắng cảnh Non Nước–Ngũ Hành Sơn; hô hát bài chòi khu V; triển lãm mỹ thuật thư pháp – thiền trà; trình diễn nghệ thuật kết hoa lá; lễ tế xuân cầu quốc thái dân an; biểu diễn trống hội và múa tình tường; biểu diễn hội hoa bức tranh chủ đề “Bách liên Ngũ Hành khai hội – Trăm hoa sen năm màu mở hội”; chương trình nghệ thuật; giao lưu thơ nhạc, hội hoa đăng; pháp đàn Quán Thế Âm; cầu nguyện và thiền tọa; Lễ vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm; hội đua thuyền truyền thống..., Lễ hội Quán Thế Âm–Ngũ Hành Sơn năm 2015 hứa hẹn sẽ mang đến cho người dân và du khách những khoảnh khắc ấn tượng, thú vị.
Để góp phần vào thành công chung của lễ hội, tạo ấn tượng tốt đẹp cùng hướng đến một lễ hội văn minh, ngoài nỗ lực của các lực lượng chức năng, mỗi người dân và du khách khi đến với lễ hội cần chung tay giữ gìn ANTT, vệ sinh môi trường, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục, cùng hướng đến một lễ hội văn minh để hình ảnh Ngũ Hành Sơn mãi rực sáng trên bản đồ du lịch của thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.
* Lịch sự kiện:
a. Ngày 5-4 (nhằm ngày 17-2 ÂL):
- Lễ Thượng phan, Thượng lỳ (8 giờ)
- Khai mạc triển lãm tranh, ảnh du lịch và thắng cảnh Ngũ Hành Sơn (9 giờ)
- Khai hội Hô hát bài chòi Khu V (11 giờ)
- Triển lãm Mỹ thuật - Thư pháp – Thiền trà – Nghệ thuật kết hoa lá – Biểu diễn trà đạo (14 giờ)
- Lễ Tế xuân cầu Quốc thái dân an (18 giờ)
- Khai mạc lễ hội (19 giờ)
- Giao lưu thợ nhạc, đặc san lễ hội (20 giờ)
- Hội hoa đăng (21 giờ).
b. Ngày 6-4 (nhằm ngày 18-2 ÂL):
- Pháp đàn Quán Thế Âm (8 giờ)
- Biểu diễn võ thuật nội công (14giờ)
- Pháp đàn Quán Thế Âm (15 giờ)
- Cầu nguyện và thiền tọa (17 giờ 30)
- Hội hoa đăng (21 giờ).
c. Ngày 7-4 (nhằm ngày 19-2 ÂL):
- Lễ chính thức - Nghi lễ phật giáo (7 giờ)
- Hội thi đua thuyền truyền thống (9 giờ)
- Tham quan, chiêm bái lễ hội (14 giờ)
- Bế mạc lễ hội (19 giờ)
- Hội hoa đăng (21 giờ).
Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015
Cưỡi sóng biển ra Cù Lao Chàm
Tới Hội An, chắc chắn phải đi Cù Lao Chàm. Nhưng sẽ chơi gì, ăn gì trên ở đó? Mời bạn cùng tôi lên cano cưỡi sóng biển khoảng 25 phút để ra thăm 'hòn ngọc' này.
Cảnh biển tuyệt đẹp ở “hòn ngọc" của Hội An - Ảnh: Quỳnh Anh
Nếu như bạn chỉ dừng chân ở Hội An một ngày, bạn gần như chỉ có thể tham quan phố cổ, mua sắm, và thưởng thức vài món đặc sản. Còn nếu như đến Hội An trong vài ngày, bạn phải tìm thêm địa điểm ăn, chơi. Tôi xin cá với bạn 99% người dân ở Hội An, hay những người đã từng đến Hội An sẽ tư vấn cho bạn một chuyến ra đảo Cù Lao Chàm. Bạn có muốn biết vì sao hòn đảo này hấp dẫn không? Mời bạn cùng tham gia chuyến đi ra Cù Lao Chàm theo chỉ dẫn của ông Thanh - hướng dẫn viên kỳ cựu được mệnh danh là “người thổi hồn” cho du lịch Cù Lao Chàm.
Năm 1995, du lịch Hội An lần đầu tiên có tour dẫn khách ra Cù Lao Chàm. Ông Thanh chính là người dẫn tour đầu tiên này. Trên chiếc thuyền gỗ mang tên Hoài Giang, bốn vị khách may mắn đầu tiên đã cùng ông Thanh đi từ bến Cửa Đại ra Cù Lao Chàm trong khoảng 1 tiếng 10 phút.
Du khách chỉ lên thăm chùa, thăm dân cư, thăm làng cá rồi lên thuyền trở về đất liền. Cù Lao Chàm hoàn toàn hoang sơ. Những con đường chỉ toàn là cát, không có xe đạp, không có xe máy, người ta chỉ có thể đi bộ. Cũng chẳng có hàng quán gì ở đây, nên du khách đành dùng bữa trưa trên thuyền, với đồ ăn mang theo từ đất liền.
Còn hiện tại, để ra được Cù Lao Chàm, bạn có hai sự lựa chọn. Một là mua tour đi cano ra đảo. Giá tour chạy từ 400.000 - 1,5 triệu đồng/người, tùy thuộc bạn chọn dịch vụ bình dân hay cao cấp. Mất khoảng 30 phút để đi cano từ bến Cửa Đại ra đảo của Cù Lao Chàm. Bạn đừng e dè chuyện say sóng. Bản thân tôi cũng là người thường xuyên bị say tàu, xe. Nhưng quả thực đi cano ra Cù Lao Chàm cực kỳ phấn khích. Bạn sẽ thấy mình quá nhỏ bé trước biển, không còn biết phương hướng, chỉ còn thấy màu xanh ngắt của biển, của mây trời.
Cano cưỡi sóng ra Cù Lao Chàm - Ảnh: Thiện Nguyễn
Phải nói thêm về những chuyến cano ra Cù Lao Chàm, để gây ấn tượng với du khách, các bác lái cano thường trổ tài “đánh võng” lướt trên những con sóng lớn, bẻ tay lái hình vòng cung, làm cho chiếc cano nghiêng sát mặt nước. Những cú lướt sóng, lao thẳng vào sóng tạo cảm giác cano của bạn vừa va vào cái gì đó rất cứng, nhưng cú va chạm lại êm ái vô cùng. Và bạn chưa kịp say sóng thì đã ra tới đảo rồi.
Cách thứ hai là bạn có thể đi theo thuyền chợ của ngư dân. Giá vé thuyền rất rẻ, chỉ vài chục ngàn. Tuy nhiên, thời gian di chuyển khá lâu. Nếu đi từ 7 giờ sáng từ bến Cửa Đại thì có thể 11-12 giờ trưa bạn mới ra được Cù Lao Chàm. Thêm nữa, ngay đầu giờ chiều, bạn sẽ phải nhanh chóng lên thuyền cùng ngư dân trở về đất liền. Vậy nên, tốt nhất là bạn nên lựa chọn đi theo tour.
Màu nước biển ở Cù Lao Chàm đổi theo màu của mây trời - Ảnh: Thiện Nguyễn
Cù Lao Chàm có tất cả 8 đảo. Nhưng hiện tại chỉ có hòn đảo lớn nhất là Hòn Lao có người dân sinh sống. Đây cũng chính là điểm dừng chân của bạn. Lên Hòn Lao, bạn sẽ được dẫn đi thăm khu dân cư để ngắm những ngôi nhà nhỏ xinh hai bên những con dốc. Trên đường đi, người dân có bày bán rất nhiều món quà của Cù Lao Chàm như dứa dại, rể nhàu...
Ảnh: Linh San
Đáng chú ý, trên đường đi bạn sẽ gặp một giếng nước thiêng. Theo nhiều lời người dân truyền miệng, uống nước ở giếng này có thể giúp sinh con trai. Một hướng dẫn viên du lịch hài hước kể nhiều du khách nam khi nghe câu chuyện này đều rất tin và háo hức múc nước uống. Nhưng ở ngay gần giếng, có một nhà sinh đến 6 cô con gái.
Du khách thích thú uống nước ở giếng "sinh con trai" - Ảnh: Linh San
Cách chiếc giếng “huyền thoại” không xa là chùa Hải Tạng là điểm đến linh thiêng trên Hòn Lao. Hải có nghĩa là biển, Tạng có nghĩa là nhà kho, Hải Tạng có nghĩa là “kho chứa tâm linh” của người dân Cù Lao Chàm. Tuy nhiên, thời gian dừng chân ở đây không nhiều. Bạn có thể tranh thủ thắp hương, bái Phật để tiếp tục di chuyển sang bảo tàng Cù Lao Chàm.
Chùa Hải Tạng - Ảnh: Linh San
Trước năm 2003, tức là trước khi Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển của thế giới, thì Cù Lao Chàm thực sự rất hoang sơ. Du lịch Cù Lao Chàm chỉ thực sự khởi sắc sau khi Quảng Nam cho xây dựng bảo tàng Cù Lao Chàm và triển khai nhiều tour ra đảo. Trong bảo tàng có những mô hình để bạn hình dung được vị trí của các đảo thuộc Cù Lao Chàm và hệ sinh thái trên các đảo.
Đặc biệt, những đặc sản nổi tiếng của Cù Lao Chàm là cua đá, ốc vú nàng và tổ yến sẽ được các hướng dẫn viên "chú trọng" giới thiệu rất khó cưỡng.
Ảnh: Linh San
Trong chuyến đi Cù Lao Chàm lần này, tôi dự định sẽ thưởng thức món ốc vú nàng. Nhưng không may, ngày tôi tới lại không có ốc nên đành phải đổi qua món cua đá.
Tôi nhớ như in sự háo hức chờ đợi được thưởng thức con cua đá nặng tới hơn 300gr với giá gần 400.000 đồng (cua đá thường được bán với giá 1 – 1,5 triệu đồng/kg). Nhưng ngay khi ăn miếng đầu tiên thì một nỗi thấy vọng không hề nhỏ ùa đến. Cua đá là loại cua “ăn chay” chỉ ăn lá cây, nên nó dường như không có thịt. Thay vào đó, phần nước trong mai cua có màu đen được cho là rất tốt cho cổ họng. Tuy nhiên, loại nước bổ này lại đắng ngắt. Tôi đành ngậm ngùi bỏ qua món đặc sản này để thưởng thức những loại mực và cá biển thông thường.
Con cua đá của tôi nặng hơn 300gr - Ảnh: Linh San
Về món tổ yến, một thông tin khá hấp dẫn cho du khách ra Cù Lao Chàm đó là Sở du lịch Quảng Nam vừa đưa vào giới thiệu tour du lịch thăm hai hang yến Tò Vò và hang Tai, thuộc cụm 8 hang yến đẹp ở Cù Lao Chàm. Chính ông Thanh cũng là hướng dẫn viên đầu tiên dẫn khách tham quan hai hang yến này vào ngày 8.6.
Tới hang yến, sau khi thăm thú cách làm tổ, cách nuôi con rất thú vị của loài yến,... bạn có thể thưởng thức món chè tổ yến với giá 150.000 đồng/chén, hoặc mua tổ yến để mang về làm quà.
Sau bữa trưa, bạn có thể nghỉ ngơi trên những chiếc ghế dài trên bờ biển, để chờ đến giờ quay về đất liền - Ảnh: Thiện Nguyễn
Thật là thiếu sót khi ra Cù Lao Chàm mà không đi lặn ngắm san hô. Và các hướng dẫn viên sẽ “chỉ điểm” những chỗ nước biển trong vắt, có nhiều san hô cho du khách. Bạn chỉ cần mặc áo phao, đeo kính bơi và ngậm ống thở, ngụm mặt xuống nước là có thể nhìn thấy những dải san hô gần bờ đẹp lung linh.
Ở Cù Lao Chàm hiện tại có đó dịch vụ nghỉ tại nhà dân homestay cho những du khách muốn lưu trú qua đêm trên đảo. Tuy nhiên, vì các hòn đảo khá hoang sơ, chất lượng phục vụ du lịch Đà Nẵng chưa thật sự tốt, nên ngủ lại đêm ở đây sẽ khá buồn. Vì vậy, bạn nên trở về Hội An để tận hưởng một đêm lung linh trong phố cổ.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)