Cứ 3 năm một lần, ngư dân phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) và các vùng lân cận lại tưng bừng tổ chức lễ hội cầu ngư tại Đền thờ Ông Ngư (phường Nại Hiên Đông).
Theo Ban tổ chức đi du lịch Đà Nẵng cho biết, năm nay, lễ hội sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13 đến 15/2 âm lịch (tức ngày 1 đến ngày 3/4 dương lịch), nhằm mục đích cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, khởi đầu cho một năm đánh bắt hải sản bội thu. Đồng thời, là dịp để bà con ngư dân miền biển gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm khai thác, ngư trường tiềm năng, động viên nhau yên tâm sản xuất, qua đó gắn chặt tình đoàn kết, giúp đỡ nhau khi có thiên tai hoạn nạn.
Theo ông Mai Văn Đãi, cán bộ quản lý thủy sản phường Nại Hiên Đông, Phó ban tổ chức cho biết: “Phường hiện có hơn 30 % hộ dân làm nghề biển với hơn 400 thuyền. Mỗi năm khai thác 7 đến 8 ngàn tấn hải sản các loại, đạt giá trị trên 140 tỷ đồng, chiếm khoảng 50 % nền kinh tế địa phương”.
“Đầu năm 2015, bà con ngư dân phường Nại Hiên Đông đang tiếp tục đóng mới thêm 3 tàu, với công suất gần 900 CV, với hy vọng sẽ vươn khơi đánh bắt dài ngày, mang lại hiểu quả kinh tế cao hơn.
Quê hương Nại Hiên Đông bao đời nay là mảnh đất sản sinh ra nghề sông nước. Xuất phát từ cuộc sống lênh đênh sóng gió, luôn phải đối mặt với bão tố phong ba khiến mỗi ngư dân đều mang trong lòng niềm tin vào những vị thần ngoài biển khơi, giúp họ thoát cơn sóng to gió lớn, mang mưa thuận gió hòa, may mắn nơi biển cả.
Chính vì vậy, Lễ cầu ngư là dịp để ngư dân có thêm niềm tin, nhiệt huyết, vươn khơi đánh bắt dài ngày trên biển, đạt hiệu quả cao, kết hợp phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Từ sáng sớm, bà con ngư dân vùng Cửa khẩu sông Hàn đã lên thuyền ra cửa biển để làm lễ thỉnh rước sắc thần Nam Hải (Cá Ông), cũng như tưởng vọng chư vị thần và các bậc tiền nhân, tưởng niệm các ngư dân tử nạn.
Đoàn thuyền sau khi ra biển làm lễ quay lại vào bờ để chuẩn bị rước thần vào điện.
Rước kiệu Ông từ thuyền lên bờ.
Sau khi đưa kiệu Ông lên bờ, đoàn rước tiếp tục đưa Ông về Đền thờ Ông Ngư (đối diện Khu chung cư mới Vịnh Mân Quang, gần Trạm Hải Đăng, phường Nại Hiên Đông).
Dọc đường từ cửa biển vào đền, rất đông bà con ngư dân ăn mặc chỉnh tề, đứng sẵn 2 bên đường chờ đoàn kiệu.
Sau đó, đoàn sẽ được đội lân, rồng đang chờ sẵn hộ tống vào đền. Theo người dân, việc múa lân, rồng trong lễ cầu ngư sẽ giúp cho trời đất quanh năm mưa thuận gió hòa, thái bình yên vui.
Sau khi đưa kiệu đến trước cửa đền, các bậc bô lão sẽ đứng ra làm lễ Sắc thần nhập điện.
Các cụ cao niên, có uy đức tại địa phương thay mặt người dân vào thắp hương cúng tế, với mong muốn thần linh giáng thế, chứng giám cho lễ cầu an và ban bố điều lành cho bà con ngư dân ra khơi vào lộng bình an, may mắn.
Ngay sau lễ Sắc thần nhập điện, là đến lễ múa dâng lễ vật.
Đây là một trong những khâu quan trọng nhất trong lễ cúng. Đội múa sẽ đại diện cho bà con ngư dân, dâng lễ vật lên chư thần nhằm cầu khấn bình an, may mắn.
Những bàn lễ vật với đầy đủ các loại đặc sản miền biển cũng như nhiều đồ cúng tế khác được người dân chuẩn bị sẵn để dâng lên thần linh, mong thần linh nhận và đáp lại những mong ước bình an của mình.
Một trong những nét đặc sắc trong lễ hội cầu ngư là Hát bã trạo.
Nội dung chính của loại hình nghệ thuật dân gian miền biển này là lời cầu nguyện của ngư dân để gửi đến các thần, cũng như làm sinh động thêm cho lễ cầu.
Người dân vay kín quanh đền xem lễ.
Lễ hội cầu ngư là dịp để ngư dân có thêm niềm tin, nhiệt huyết, vươn khơi đánh bắt dài ngày trên biển, đạt hiệu quả cao; kết hợp phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Đăng nhận xét